Làn da bị tổn thương nhiều sau mỗi lần nặn mụn. Chính vì vậy việc chăm sóc da thật kỹ sau khi nặn mụn xong là vô cùng quan trọng nếu bạn muốn da nhanh chóng hồi phục và hạn chế thâm. Vậy nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không? Nếu có thì nên đắp mặt nạ nào là tốt?
Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không?
Nặn mụn là hành động gây tổn thương da ở bề mặt khi bạn đang cố gắng đẩy phần nhân mụn nằm dưới bề mặt lên khỏi da. Mỗi một nốt mụn sau khi nặn xong sẽ để lại một lỗ hỏng. Điều đó có nghĩa là vết thương hở này rất dễ bị vi khuẩn, bụi bẩn hay các chất có hại khác rơi vào gây nhiễm trùng.
Và mặt nạ mà bạn dùng để đắp không hoàn toàn là an toàn, cho dù là mặt nạ có nguyên liệu từ thiên nhiên hay mặt nạ giấy đều có thể chứa thành phần gây kích ứng da. Chính vì vậy, sau khi nặn mụn xong cho đến 3 ngày sau đó bạn không nên đắp mặt nạ vì vết thương hở do nặn mụn chưa lành lại sẽ dễ bị vi khuẩn và chất gây kích ứng xâm nhập gây viêm nhiễm và hình thành mụn trở lại.
Bên cạnh đó còn tùy vào từng loại mụn mà sau khi nặn xong sẽ có chất dịch màu vàng kèm máu chảy ra. Và nếu có chất dịch này chảy ra, bạn hãy để yên cho da nghỉ, cho đến khi phần dịch khô cứng lại và tự bong ra ngoài mới rửa mặt. Đây là cơ chế tự bảo vệ của da hay của cơ thể đã tiết ra chất dịch màu vàng để bảo vệ phần vết thương hở bị vật lạ xâm nhập.
Chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách như thế nào?
Sau khi nặn mụn xong, bạn nên dùng bông y tế hoặc bông tẩy trang thấm nước muối y tế để lấy sạch nhân mụn còn vương lại trên da cũng như để sát khuẩn. Đợi một lát rồi tiếp tục dùng bông tẩy trang hoặc bông y tế thấm nước sạch để lau lại mặt lần nữa. Sau đó hãy để da nghỉ ngơi. Trong 2-3 ngày tiếp theo bạn chỉ nên rửa mặt bằng nước muối và hạn chế sử dụng mỹ phẩm.
Song song với đó, bạn cũng có thể tham khảo một một vài tuýp bôi dạng thuốc để chấm lên nốt mụn giúp da mau lành và hạn chế thâm.
Cuối cùng, sau 3 ngày bạn có thể skincare cho da như bình thường, có thể đắp mặt nạ để cấp ẩm, bổ sung dưỡng chất thêm cho da.
Lưu ý thêm vì da sử dụng nước muối để rửa nên trong khoảng thời gian sau nặn mụn, bạn cần che chắn, bảo vệ da thật kỹ khỏi tia UV.
Nặn mụn xong nên đắp mặt nạ gì?
Khi da đã bắt đầu hồi phục lại, bạn hãy tích cực đắp mặt nạ để hỗ trợ cho da được khỏe, sáng hơn. Đương nhiên việc sử dụng mặt nạ từ thiên nhiên sẽ được ưu tiên hơn so với mặt nạ giấy bởi tính lành tính. Tuy nhiên, việc đắp mặt nạ giấy cũng không có gì là không tốt, bạn vẫn có thể sử dụng nếu không có thời gian để tự làm mặt nạ tự nhiên.
Về thành phần, hãy ưu tiên những loại mặt nạ có trà xanh, tràm trà, tinh chất nghệ, mật ong. Đây là những thành phần có tính chất kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, bổ sung thêm các loại hoa quả để cung cấp thêm vitamin cho da.
Một vài công thức mặt nạ được khuyến khích sử dụng sau khi nặn mụn là:
- Tinh bột nghệ + sữa tươi không đường + mật ong
- Cà chua + sữa tươi không đường
- Quả bơ + nha đam
- Cà chua + mật ong
- Bột yến mạch + sữa chua không đường
- Bột trà xanh
- Dưa leo
Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ diếp cá?
Như đã nói sau khi vừa nặn mụn xong chúng ta nên hạn chế đắp mặt nạ vì nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở do mụn để lại gây viêm rất cao. Đặc biệt khi mặt nạ rau diếp cá lại được thực hiện bằng cách dùng rau diếp cá tươi xay mịn và đắp trên da. Không có bất kỳ giai đoạn loại bỏ vi khuẩn có trên lá diếp cá tươi.
Chúng ta cần hạn chế tối đa việc để vết thương hở trên da do mụn để lại tiếp xúc với bất kỳ nguy cơ nào gây viêm, nhiễm trùng. Hãy cố gắng đợi từ 2-3 ngày rồi mới sử dụng mặt nạ rau diếp các bạn nhé.
Đừng quá tin vào những lời quảng cáo mà sử dụng vô tội vạ nhiều sản phẩm khác nhau khi da đang bị mụn và vừa mới nặn mụn các bạn nhé. Hãy dành cho da một khoảng thời gian nghỉ ngơi và tự phục hồi mới là cách tốt nhất mà bạn nên làm.