Những chiếc mụn xuất hiện giống như kẻ thù của da vậy. Đó là lý do mà các bạn gái thường hay tìm mọi cách để nặn mụn đi. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tiêu diệt mụn cũng như không phải loại mụn nào cũng có thể tự ý nặn. Bạn nên đặc biệt lưu ý nên nặn mụn đúng cách và không nên nặn mụn trong những trường hợp sau.
Tới tháng có nên nặn mụn không?
Khi đến kỳ kinh nguyệt bên cạnh các triệu chứng khác như đau đầu, nhức mỏi lưng, vai, cổ thì mụn lại càng khiến cho các nàng cảm thấy khó chịu, bực bội hơn. Thay vì đợi cho kỳ kinh nguyệt qua đi, các nốt mụn khô và chín thì các bạn gái lại có xu hướng nặn mụn đi.
Tuy nhiên, việc nặn mụn khi tới tháng lại là không nên. Bởi vì trong thời gian này làn da của bạn không những vô cùng nhạy cảm do sự thay đổi nội tiết tố kích thích dầu nhờn tiết ra quá nhiều. Mà lúc này đây, sự sản sinh collagen và elastin của da cũng bị ngưng trệ. Nếu bạn cố chấp nặn mụn khi đang hành kinh sẽ chỉ khiến cho nhân mụn dễ dàng lan ra, sưng, viêm và đặc biệt là để lại sẹo thâm khó chữa.
Bầu có nên nặn mụn không?
Ngoài thắc mắc tới tháng có nên nặn mụn thì trong giai đoạn mang thai cũng là thời điểm vô cùng nhạy cảm mà chị em cần chú ý. Khi mang thai cơ thể của phụ nữ diễn ra rất nhiều sự thay đổi đặc biệt là hoocmon. Mặt khác mỗi một tình trạng sức khỏe của người mẹ đều có ảnh hưởng rất nhiều đến con. Chính vì vậy, mẹ bầu cần hết sức giữ gìn, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của chính mình.
Việc nặn mụn trong giai đoạn này có thể được và không được. Được trong trường hợp các mẹ bầu thăm khám mụn và nhận được lời khuyên, điều trị của bác sỹ chuyên môn cao. Không được trong trường hợp mẹ bầu tự ý nặn mụn khi thấy chúng xuất hiện mà không biết vệ sinh tay, dụng cụ nặn mụn kỹ và nặn mụn khi nó đang bị sưng tấy, ửng đỏ.
Thay vào đó, phụ nữ mang thai cần đặc biệt quan tâm và thăm khám thường xuyên để có được những hướng dẫn đúng đắn từ chuyên gia.
Xông mặt xong có nên nặn mụn không?
Xông mặt với mục đích chính là khiến cho lỗ chân lông nở to ra. Mà mụn lại được hình thành phía dưới những lỗ chân lông. Như vậy, có thể thấy việc xông mặt xong sau đó nặn mụn sẽ rất hợp lý và làm tăng hiệu quả nặn mụn, khiến mụn dễ dàng được lấy đi hơn.
Song, đối với những ai có thói quen rửa mặt sạch sẽ xong mới xông và nặn mụn là đúng đắn. Ngược lại, nếu bạn xông mặt xong nặn mụn khi chưa vệ sinh da sạch sẽ sẽ mang lại tác dụng ngược đấy.
Khi không vệ sinh da sạch có nghĩa là mọi bụi bẩn, lớp trang điểm,… đều đang nằm trên bề mặt da sẽ lọt vào lỗ chân lông. Lâu ngày chúng chắc chắn sẽ rơi vào lỗ chân lông, kết hợp với bụi bẩn hinh thành nên mụn.
Tuổi dậy thì có nên nặn mụn không?
Mụn ở tuổi dậy thì đa số do sự thay đổi hoocmon gây ra. Mà mụn do hoocmon gây ra lại kèm theo tình trạng là da nhạy cảm và dễ khô ráp, sần sùi. Có thể thấy điểm khác biệt giữa người đã dậy thì và người vừa bắt đầu dậy thì chính là ở tuổi dậy thì mụn dễ nổi và lâu khỏi hơn.
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho mụn xuất hiện là từ bên trong, không phải từ bên ngoài. Cho nên nếu như trẻ dậy thì không biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập mà tự ý nặn mụn thì nguyên nhân sâu xa vẫn không được loại bỏ triệt để.
Với những lý do trên, ở độ tuổi dậy thì vẫn có thể đi nặn mụn nữa nhưng cần đảm bảo trung tâm mà mình chọn uy tín và đảm bảo chất lượng.
Bài viết đã chia sẻ cho tất cả các bạn các nội dung xoay quanh chủ đề có nên nặn mụn không trong từng trường hợp. Hy vọng những kiến thức trên là bổ ích đối với bạn.